Tuổi nào và đầu tư vào đâu?

Lứa tuổi 40 có nên chọn cách đầu tư rủi ro hay "an phận thủ thường"? Đâu là sự khác biệt giữa tư duy kiếm tiền và giữ tiền?
Tùy vào "khẩu vị" rủi ro
Nhiệt huyết tuổi trẻ giúp người ta có khẩu vị rủi ro hoàn toàn khác biệt với độ tuổi 25 và 40. Thất bại ở độ tuổi thấp hơn cho bạn sự trải nghiệm, nhưng ở tuổi cao hơn họ bắt đầu tính toán để hạn chế thấp nhất rủi ro.
Tất nhiên, nói là vậy nhưng tuổi tác không hẳn là yếu tố quyết định sự thành công trong sự nghiệp kinh doanh hay lĩnh vực đầu tư, nhưng tư duy ở đây là, nếu không có kinh nghiệm, chúng ta có thể bù đắp được bởi những chuyên gia.
Không phải ngẫu nhiên mà ở nước ngoài, lĩnh vực đầu tư rất phát triển với những quỹ tín thác, quỹ tăng trưởng,... đa dạng. Họ kí gửi cho một tổ chức nào đó đầu tư cho những thứ mà họ không hiểu, như thị trường chứng khoán với đa dạng sản phẩm tài chính phái sinh, thay vì đi tìm hiểu và tốn thời gian mà không mang lại sự hiệu quả.
Đầu tư hay giữ tiền?
Trở lại câu hỏi lứa tuổi 40 nên đầu tư gì? Để trả lời, hãy tự hỏi bạn đã có gì ở tuổi 40? Liệu bạn có khối tài sản lớn để tiền sinh ra tiền, hay bạn có kiến thức và thời gian rảnh rỗi để theo dõi thị trường? Ở tuổi 40 bạn có bao nhiêu tiền tiết kiệm?
Ở thị trường Việt Nam, nhiều người khá thích thú và thử sức ở cuộc chơi trên thị trường chứng khoán. Một số khác lại thích đầu tư vào nhà đất.
Liệu bạn có đủ tự tin với hai kênh đầu tư này? Nếu câu trả lời là không, đơn giản hãy tìm cho mình một nơi "trú ẩn" đồng tiền một cách tin cậy. Gọi là nơi trú ẩn vì đây không đơn thuần là những kênh đầu tư, mà còn được sử dụng để đảm bảo giá trị lạm phát của tiền Đồng hàng năm, mang lại một suất sinh lời đáng kể, thấp hơn nhưng an toàn hơn.
Tuổi nào và đầu tư vào đâu? ảnh 1
 Trong 2 năm gần đây đây, trong bối cảnh lạm phát đã giảm đáng đáng kể, kênh vàng và ngoại tệ đã không còn thực sự hấp dẫn. Vì thế, không quá khó hiểu khi dòng tiền ồ ạt chảy vào kênh tiết kiệm. Tổng huy động tính đến cuối năm 2017 bằng đồng nội tệ đã tăng trưởng 15,5% so với cuối năm ngoái.
Và Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia tiếp tục dự báo mức lạm phát trong năm sau sẽ dưới 4%, đồng nghĩa với việc gửi tiết kiệm vẫn là kênh trú ẩn tốt. Có vẻ nắm được khẩu vị của khách hàng, cuối năm , hàng loạt các ngân hàng và tổ chức tài chính tung ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút tiền gửi như Eximbank, Sacombank, PVCombank.
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) với chương trình Trao gửi niềm tin – Nhận kim cương vĩnh cửu với quà tặng cho khách hàng gửi tiền là 6 viên kim cương đặc biệt cùng 240 chỉ vàng mỗi tuần. Chương trình khuyến mãi với tổng giá trị gần 3 tỉ đồng này dành riêng cho các khách hàng mới sổ tiết kiệm mới (bao gồm tại quầy và trực tuyến) hoặc mở tài khoản thanh toán và giữ nguyên số dư tài khoản trong thời gian triển khai.
Các chuyên gia tiếp tục nhận định trong khoảng thời gian cuối năm đến Tết Nguyên Đán, dòng tiền sẽ chảy về kênh tiết kiệm nhiều hơn nữa. So với cùng kì các năm trước, về cơ bản năm nay người dân và khách hàng được hưởng nhiều chương trình khuyến mãi hơn.

VPBank là 1 trong 4 ngân hàng có giá trị thương hiệu cao nhất Việt Nam

VPBank vừa được Brand Finance, công ty tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới, xếp hạng là 1 trong 4 ngân hàng có giá trị thương hiệu cao nhất và là một trong 22 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2017. Như vậy, tính riêng trong lĩnh vực ngân hàng, thứ hạng giá trị thương hiệu của VPBank đã tăng ấn tượng từ vị trí thứ 7 năm 2016 lên vị trí thứ 4 năm 2017.
Tuổi nào và đầu tư vào đâu? ảnh 2

Việc lọt vào top 4 ngân hàng có giá trị thương hiệu mạnh nhất cả nước là thành quả của quá trình nỗ lực cải tiến mô hình kinh doanh, đầu tư vào công nghệ, chất lượng dịch vụ dựa trên những nghiên cứu chuyên sâu về thói quen và nhu cầu của khách hàng. Sự cải thiện về sức mạnh thương hiệu của VPBank đồng thời là nguyên nhân và cũng là động lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngày càng nổi bật của ngân hàng trong năm vừa qua.

Báo cáo tài chính quý III cho thấy, trong 9 tháng đầu năm, VPBank đã đạt 5.635 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 79% so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành 78% kế hoạch đề ra cho năm 2017. Kết quả trên cũng đã đưa VPBank trở thành 1 trong 4 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất trong cùng thời kỳ, chỉ sau VietinBank, BIDV và Vietcombank.

Trên thị trường ngân hàng, VPBank được nhìn nhận là một trong những ngân hàng tích cực nhất ở phân khúc tín dụng tiêu dùng cá nhân, phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ và phân khúc tiểu thương. 

Tin cùng chuyên mục