Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 20,2 tỷ USD ​

Nếu so với cùng kỳ năm trước, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam 7 tháng năm nay giảm 12%. Trong khi vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm sụt giảm thì vốn góp và mua cổ phần năm nay tăng mạnh gần 78%. 
Nguồn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản hiện đứng thứ 2 trong tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam. Trong ảnh: Khu cao ốc tại phường Thảo Điền, quận 2, TPHCM. Ảnh: CAO THĂNG
Nguồn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản hiện đứng thứ 2 trong tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam. Trong ảnh: Khu cao ốc tại phường Thảo Điền, quận 2, TPHCM. Ảnh: CAO THĂNG

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 7 tháng đầu năm 2019, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 20,2 tỷ USD. Trong đó, có 2.064 dự án đăng ký mới với tổng vốn gần 8,3 tỷ USD và 791 lượt dự án đăng ký tăng thêm vốn với 3,42 tỷ USD, còn lại là vốn góp, mua cổ phần tại 4.387 dự án đạt trị giá hơn 8,52 tỷ USD. Vốn đầu tư trực tiếp đã thực hiện từ đầu năm đến nay đạt hơn 10,5 tỷ USD.

Như vậy, nếu so với cùng kỳ năm trước, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam 7 tháng năm nay giảm 12%. Trong khi vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm sụt giảm thì vốn góp và mua cổ phần năm nay tăng mạnh gần 78%. Nguồn vốn ngoại vẫn đăng ký nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, xếp thứ hai là lĩnh vực kinh doanh bất động sản và thứ ba là bán buôn bán lẻ và sửa chữa ô tô, xe máy.

Một động thái đáng chú ý là việc mới đây, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức ký Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA); Các chuyên gia Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, Hiệp định EVIPA sẽ có tác dụng thúc đẩy dòng vốn FDI từ EU vào Việt Nam do mức độ tự do hóa đầu tư của EU vào Việt Nam sẽ được tăng thêm, đặc biệt là trong một số ngành dịch vụ chuyên môn, tài chính, viễn thông, vận tải, phân phối.

Tin cùng chuyên mục