Thiết thực với vệ tinh giám sát tàu thuyền trên biển

Trong những năm gần đây, vệ tinh nhỏ micro-satellite (dưới 50kg) và nano-satellite (dưới 10kg) đang trở thành nền tảng cho những ứng dụng thực tiễn do có thời gian chế tạo ngắn, chi phí thấp và càng phát huy năng lực khi sử dụng cả một chùm vệ tinh. Trước xu hướng này và nhu cầu thực tế tại nước ta, Viện Nghiên cứu công nghệ FPT (FTRI) hiện đang nghiên cứu đề án chế tạo và ứng dụng vệ tinh nhỏ giám sát các tàu thuyền đi lại trên vùng biển Đông của Việt Nam, đây được đánh giá là một dự án thiết thực, nhất là trong bối cảnh khai thác tài nguyên biển sao cho hiệu quả, an toàn như hiện nay.
Thiết thực với vệ tinh giám sát tàu thuyền trên biển

Trong những năm gần đây, vệ tinh nhỏ micro-satellite (dưới 50kg) và nano-satellite (dưới 10kg) đang trở thành nền tảng cho những ứng dụng thực tiễn do có thời gian chế tạo ngắn, chi phí thấp và càng phát huy năng lực khi sử dụng cả một chùm vệ tinh. Trước xu hướng này và nhu cầu thực tế tại nước ta, Viện Nghiên cứu công nghệ FPT (FTRI) hiện đang nghiên cứu đề án chế tạo và ứng dụng vệ tinh nhỏ giám sát các tàu thuyền đi lại trên vùng biển Đông của Việt Nam, đây được đánh giá là một dự án thiết thực, nhất là trong bối cảnh khai thác tài nguyên biển sao cho hiệu quả, an toàn như hiện nay.

Mô hình của vệ tinh mini do Viện Nghiên cứu Công nghệ FPT đang phát triển

Mô hình của vệ tinh mini do Viện Nghiên cứu Công nghệ FPT đang phát triển

Tiền đề kết nối

FTRI vừa tổ chức hội thảo “Ứng dụng công nghệ vệ tinh giám sát tàu biển”, hội thảo nhận được nhiều sự quan tâm của cơ quan chức năng lẫn các nhà khoa học… Đây là tiền đề kết nối các bên liên quan, tìm một tiếng nói chung trong việc ứng dụng công nghệ vệ tinh giám sát tàu biển phục vụ phát triển kinh tế, xã hội tại Việt Nam.

Ông Vũ Trọng Thư, Trưởng phòng Nghiên cứu không gian F-Space (thuộc ĐH FPT) khẳng định: “Việt Nam có thể đóng góp chế tạo một vệ tinh nhỏ góp phần vào chùm vệ tinh, xây dựng một trạm điều khiển vệ tinh dưới mặt đất để thu dữ liệu vệ tinh hay tham gia viết phần mềm thu thập và xử lý dữ liệu tàu biển, tuy nhiên trong xây dựng cũng như khai thác, cần có sự phối hợp quốc tế”. Trên thế giới, hiện CANEUS International là tổ chức khởi xướng và điều phối sự hợp tác giữa các quốc gia có cùng mối quan tâm về biển (MDA - Maritime Domain Awareness). Được biết tổ chức trên đang có dự án thử nghiệm được triển khai tại Chile, Peru và sắp tới sẽ được mở rộng sang một số nước khác.

Theo sát xu hướng phát triển vệ tinh loại nhỏ, ý tưởng chế tạo và ứng dụng vệ tinh nhỏ giám sát các tàu thuyền đi lại trên vùng biển Đông của Việt Nam đã được FTRI đem đi dự thi tại cuộc thi Nano-satellite Mission Idea Contest - Cuộc thi ý tưởng vệ tinh nano, tổ chức tại Trường Đại học Tokyo, Nhật Bản vào tháng 3-2011 và lọt vào vòng chung kết. Đến nay, trong nỗ lực bước đầu hiện thực hóa đề tài nghiên cứu này, FTRI đã xây dựng một trạm thu tín hiệu tàu biển thử nghiệm tại Đà Nẵng và kết nối với máy chủ đặt tại Hà Nội. Nhóm nghiên cứu gồm 10 thành viên của FTRI cũng đang phát triển phần mềm cho người sử dụng để thao tác với dữ liệu.

Tham gia tùy khả năng

Chính vì thế hội thảo hướng tới hiện thực hóa đề án sử dụng chùm vệ tinh nhỏ giám sát tàu thuyền trên vùng biển Đông của Việt Nam để góp phần phòng chống những vụ xả dầu bất hợp pháp, hỗ trợ công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển… thông qua việc triển khai dự án thử nghiệm LOD (Limited Objective Demonstration). Bên cạnh đó, hội thảo cũng nhằm xác định phát triển hợp tác quốc tế và phát triển nguồn lực của Việt Nam trong các vấn đề có liên quan như công nghệ chế tạo vệ tinh nhỏ, ứng dụng dữ liệu AIS từ vệ tinh, phát triển phần mềm phân tích dữ liệu. Qua đó góp phần xây dựng chiến lược tổng hợp và phân tích dữ liệu hàng hải từ các nguồn khác nhau như AIS, LRIT, ảnh vệ tinh, ảnh máy bay, radar…

Dự án LOD sẽ được tiến hành theo phương thức “góp gạo thổi cơm chung” – các đơn vị tham gia cùng đóng góp xây dựng hệ thống dựa trên khả năng và nguồn lực của mình. Việc chia sẻ lợi ích từ hệ thống dự trên mô hình Fractional Ownership Model. Trong đó, Caneus International sẽ hỗ trợ kết nối giữa người dùng (end user) với các nhà cung cấp dịch vụ, giữa các nước với nhau để phát triển một hệ thống vệ tinh giám sát trên toàn cầu.

Ông Vũ Trọng Thư, Trưởng phòng Nghiên cứu không gian F- Space, FTRI cho biết thêm: “Các tổ chức tham gia sẽ đóng góp xây dựng hệ thống tùy theo khả năng của mình, sau đó dữ liệu thu được sẽ chia sẻ cho các thành viên. Ví như, Việt Nam có thể đóng góp chế tạo một vệ tinh nhỏ góp phần vào chùm vệ tinh, xây dựng một trạm điều khiển vệ tinh dưới mặt đất để thu dữ liệu vệ tinh hay tham gia viết phần mềm thu thập và xử lý dữ liệu tàu biển”. Tuy nhiên việc ứng dụng giám sát tàu biển không chỉ áp dụng ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước khác trên thế giới. Hơn nữa, việc đầu tư cho một hệ thống chùm vệ tinh giám sát tàu biển cần có sự đầu tư về công sức, tài chính nên hợp tác quốc tế cùng xây dựng hệ thống và chia sẻ dữ liệu là một lời giải cho bài toán này, ông Thư cho biết thêm như vậy.

Chính vì thế, sự hợp tác quốc tế cần tiếp tục được nâng cao và sự phối hợp cũng như ủng hộ của các cơ quan chức năng trong nước là hết sức cần thiết trong thời điểm hiện nay.

BÁ TÂN

Tin cùng chuyên mục