Sâm Ngọc Linh - cây “thoát nghèo” của đồng bào dân tộc thiểu số

Cây sâm Ngọc Linh  sản phẩm quốc gia có giá trị dinh dưỡng, giá trị dược liệu cao, có thể thích nghi với nhiều địa bàn vùng núi và được chọn làm điểm nhấn của cuộc hội thảo, như là một gợi mở cho các ý tưởng khởi sự kinh doanh phong phú, đa dạng khác.

Diễn đàn Phát triển Dân tộc Thiểu số năm 2018 với chủ đề “Sâm Ngọc Linh - Tiếp cận chuỗi giá trị trong phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số”
Diễn đàn Phát triển Dân tộc Thiểu số năm 2018 với chủ đề “Sâm Ngọc Linh - Tiếp cận chuỗi giá trị trong phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số”

Sáng nay 20-8, tại TP Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam), Ủy ban Dân tộc, UBND tỉnh Quảng Nam, Cơ quan thường trú Liên Hợp quốc, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam và các đối tác phát triển phối hợp tổ chức Diễn đàn Phát triển Dân tộc Thiểu số năm 2018 với chủ đề “Sâm Ngọc Linh - Tiếp cận chuỗi giá trị trong phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số”. 

Diễn đàn có sự tham dự của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình và lãnh đạo của các Bộ, Ban, Ngành Trung ương cũng như 400 đại biểu là lãnh đạo các địa phương, doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức quốc tế,…

Theo báo cáo về Giảm nghèo và Thịnh vượng chung ở Việt Nam được công bố bởi Ngân hàng Thế giới, trong giai đoạn vừa qua Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội: 4 triệu việc làm mới được tạo ra từ năm 2014; 3,3 triệu người thoát nghèo trong giai đoạn 2014-2016; mỗi năm có 1,5 triệu người gia nhập tầng lớp trung lưu.

Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS-PV) Việt Nam cũng có nhiều bước tiến lớn, cụ thể như tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ 57% năm 2014 xuống 44% trong năm 2016; 90% đồng bào DTTS được tham gia bảo hiểm y tế. 

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình tham dự diễn đàn 
Sâm Ngọc Linh là loại dược liệu quý hiếm, được xếp vào một trong 4 cây sâm quý nhất trên thế giới (sâm Mỹ, sâm Hàn Quốc, sâm Triều Tiên, sâm Việt Nam), được đánh giá rất cao về giá trị kinh tế, giá trị trong y – dược học. 
Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ kể trên, đồng bào DTTS vẫn còn tụt hậu trên nhiều phương diện, điển hình như tỷ lệ chậm lớn là 31% cao gấp 2 lần so với đồng bào đa số; tỷ lệ nghèo chiếm 73% tổng hộ nghèo cả nước; tỷ lệ chi tiêu đầu người thấp hơn 45% so với nhóm đa số...

Do đó, để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa đồng bào DTTS và đồng bào đa số, trong giai đoạn tới cần có những chính sách, chương trình, định hướng tiếp cận mới. Một trong số đó là hướng tiếp cận sản xuất theo chuỗi giá trị, tập trung vào sản phẩm của đồng bào DTTS đặc biệt là nhóm các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ. 

Các đại biểu là dân tộc thiểu số tham dự diễn đàn
Trong đó, cây Sâm Ngọc Linh là một trong những lâm sản ngoài gỗ điển hình với giá trị kinh tế cao.
Ngày 12-9-2015 Chính phủ đã phê duyệt đề án “Bảo tồn và phát triển cây Sâm Ngọc Linh – Sâm Việt Nam” đến năm 2030. Với tổng mức đầu tư lên đến trên 9.000 tỷ đồng.
Tháng 6-2017, Sâm Ngọc Linh chính thức được Chính phủ công nhận là sản phẩm quốc gia.
Sâm Ngọc Linh - cây “thoát nghèo” của đồng bào dân tộc thiểu số ảnh 3 Đại biểu là dân tộc thiểu số tham dự diễn đàn

Tại diễn đàn Phát triển Dân tộc thiểu số 2018 các chuyên gia cùng các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý chính quyền các cấp đã thảo luận, chia sẻ để cùng tìm ra các giải pháp tích cực nhằm hỗ trợ phát triển bền vững cho vùng đồng bào DTTS; trong giai đoạn tới cần kết hợp giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo tồn môi trường theo hướng tiếp cận chuỗi giá trị và hợp tác công tư.

Diễn đàn Phát triển Dân tộc Thiểu số năm 2018 với chủ đề “Sâm Ngọc Linh - Tiếp cận chuỗi giá trị trong phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số”

Ông Đỗ Văn Chiến, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho biết: gần 14 triệu người thuộc 53 dân tộc thiểu số của Việt Nam, chiếm 13,6% dân số cả nước; sinh sống thành cộng đồng ở 51 tỉnh, thành phố, chủ yếu ở vùng núi, địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt; giao thông, thông tin cách trở, rất hạn chế trong việc tiếp cận với thị trường.

Trong những năm qua, mặc dù Đảng và Nhà nước đã dành sự quan tâm đặc biệt, ưu tiên nguồn lực đầu tư, đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhưng hiện nay vùng DTTS và miền núi vẫn là “lõi nghèo” của cả nước.

Làm thế nào để vùng DTTS và miền núi hội nhập, phát triển nhanh, bền vững đang là câu hỏi làm day dứt, trăn trở đối với các cấp lãnh đạo, các cơ quan công tác dân tộc và của người dân.
Vùng DTTS và miền núi có nhiều lợi thế mà các vùng khác không có như tiểu khí hậu, thổ nhưỡng sinh thái thích hợp với phát triển một số cây ăn quả đặc sản, cây dược liệu, chăn nuôi gia súc, gia cầm; phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể để tổ chức các tour du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái.
Trong đó, cây sâm Ngọc Linhmột sản phẩm quốc gia có giá trị dinh dưỡng, giá trị dược liệu cao, có thể thích nghi với nhiều địa bàn vùng núi và được chọn làm điểm nhấn của cuộc hội thảo, như là một gợi mở cho các ý tưởng khởi sự kinh doanh phong phú, đa dạng khác.
Sâm Ngọc Linh - cây “thoát nghèo” của đồng bào dân tộc thiểu số ảnh 5 Nhân giống cây sâm Ngọc Linh bằng phương thức nuôi cấy mô 
Ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My cho biết, đến nay sâm Ngọc Linh – Sâm Việt Nam phát triển tại 7 xã của huyện Nam Trà My, trong đó số hộ trồng sâm tăng lên đến trên 1.500 hộ, đăng ký trên 2.500ha dịch vụ môi trường rừng trồng sâm.
Tốc độ phát triển trong dân gần 900%, phong trào trồng sâm Ngọc Linh trong nhân dân trên địa bàn huyện Nam Trà My tiếp tục được tăng lên và đang diễn ra rất mạnh mẽ.
Đến nay, nhận thức của người dân được thay đổi rõ rệt. Họ đã biết giữ rừng, tận dụng diện tích đất dưới tán rừng, biết cách sử dụng nguồn vốn vay để đầu tư trồng sâm Ngọc Linh. Thậm chí có hộ vay đến hàng tỷ đồng để đầu tư trồng sâm.
Hiện cũng có 6 doanh nghiệp, một tập đoàn đăng ký trồng sâm với tổng diện tích đăng ký gần 300ha.
Sâm Ngọc Linh - cây “thoát nghèo” của đồng bào dân tộc thiểu số ảnh 6 Dược phẩm làm từ sâm Ngọc Linh
Tuy nhiên, muốn phát triển được cây sâm, theo ông Hồ Quang Bửu, cần nâng cấp QL40B - tuyến đường huyết mạch nối QL1 với huyện Nam Trà My; nâng cấp tuyến đường vào vùng sâm quốc gia (tuyến đường từ Trà Tập - Trà Dơn - Trà Leng) lên thành loại V miền núi; xây dựng hạ tầng du lịch vùng Sâm.
Sâm Ngọc Linh - cây “thoát nghèo” của đồng bào dân tộc thiểu số ảnh 7 Rượu sâm Ngọc Linh
Đối với giống sâm, ông Bửu cho rằng, khâu sản xuất giống hết sức khó khăn bởi chất lượng giống chưa được kiểm định. Vì vậy cần có một cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm tạo giống chuẩn có chất lượng, kiểm định chất lượng giống để bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh.
Các cấp, các ngành đưa ra chuẩn sản xuất giống sâm chuẩn; trồng, bảo quản và sản xuất sản phẩm từ sâm, phù hợp chuẩn quốc tế để dễ dàng xuất khẩu trên toàn thế giới.
Ngoài ra, Chính phủ cần có những dự án quốc gia về di thực cây sâm Ngọc Linh ra các địa phương khác trên toàn quốc có độ cao trên 1.000m so với mặt nước biển.

Ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My cũng cho rằng, Chính phủ cần có những cơ chế cho vùng trồng sâm, như: bổ sung trồng sâm, cây dược liệu được vay ưu đãi trong gói tín dụng 100.000 tỷ đồng của Chính phủ; Chính phủ, các bộ ngành ban hành cơ chế chính sách về hỗ trợ thuế, thuê đất trồng và sản xuất, chế biến các sản phẩm trên có nguồn gốc từ sâm ngọc linh. 

Bên cạnh đó, Chính phủ cần xem xét đưa loại cây này ra khỏi danh mục quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý hiếm tạo điều kiện để cây sâm núi Ngọc Linh phát triển rộng rãi và trở thành sản phẩm hàng hoá.

Ngoài ra, Chính phủ, tỉnh có chương trình, kế hoạch nghiên cứu sâu về sâm Ngọc Linh để 5 năm, 10 năm sau có thể cạnh tranh với sâm Hàn Quốc  trên thị trường thế giới.

Tin cùng chuyên mục