Phương Tây liên tục gây sức ép với Nga

Tại Hội nghị ngoại trưởng G7 ngày 22-4 ở thành phố Toronto, Canada, bộ trưởng ngoại giao các nước đã cùng nhau thảo luận về nhiều vấn đề, trong đó có tình hình cuộc chiến chống khủng bố tại Syria và gia tăng sức ép với Nga về vấn đề Syria.
Người dân Syria là nạn nhân trực tiếp của chiến tranh. Trong ảnh là cảnh đổ nát ở thị trấn Douma, Đông Ghouta. Ảnh: Reuters
Người dân Syria là nạn nhân trực tiếp của chiến tranh. Trong ảnh là cảnh đổ nát ở thị trấn Douma, Đông Ghouta. Ảnh: Reuters
Người xoa…

Phát biểu tại phiên khai mạc, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas hối thúc Nga hợp tác nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng Syria. Ông Maas cho rằng cuộc xung đột này đã gây tổn hại mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa phương Tây và Nga và càng trở nên trầm trọng hơn sau chiến dịch không kích của Mỹ, Anh và Pháp nhằm vào chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad hồi tuần trước. Ngoại trưởng Đức Heiko Maas nhấn mạnh: “Chúng tôi cần những đóng góp mang tính xây dựng của Nga để đạt được một giải pháp hòa bình và điều này cũng đúng trong cuộc xung đột tại Ukraine. Ngoại trưởng các nước G7 sẽ thảo luận những vấn đề này trong cuộc họp tại Toronto. Nga không phải là thành viên của nhóm G7 và sẽ không tham gia cuộc họp”.

Thủ tướng Đức Angela Merkel từng nhiều lần chỉ trích sự can dự của Nga trong cả hai cuộc xung đột Syria và Ukraine, cũng như cùng với đồng minh Liên minh châu Âu liên tục áp đặt các lệnh trừng phạt với Nga. Tuy nhiên, tân Ngoại trưởng Heiko Maas vốn xuất thân từ đảng Dân chủ Xã hội theo truyền thống lại đang tìm kiếm một mối quan hệ tốt đẹp hơn với Nga. Trong tuần tới, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas sẽ tham dự một hội nghị quốc tế về Syria ở thủ đô Brussels (Bỉ) với trọng tâm là hoạt động viện trợ nhân đạo cho người dân Syria. Đây là động thái khẳng định sự ủng hộ của Đức đối với tiến trình hòa bình dưới sự bảo trợ của Liên hiệp quốc nhằm tìm ra một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột đã kéo dài quá lâu này.

Kẻ đấm

Trước đó, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson cho rằng Tổng thống Vladimir Putin đang “làm xấu đi hình ảnh của Nga” khi công khai ủng hộ người đồng cấp Syria. Cũng giống như Mỹ, Anh, một số nước phương Tây cáo buộc chính quyền Syria tiến hành các cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học nhằm vào dân thường khiến hơn 90 người thiệt mạng gần đây, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em. Ông Johnson đã kêu gọi Tổng thống Putin từ bỏ mối quan hệ với Tổng thống Assad, đồng thời hy vọng sẽ thuyết phục G7 ủng hộ đề xuất áp đặt các lệnh trừng phạt mới về tài chính đối với Nga nếu Mátxcơva tiếp tục ủng hộ Damascus. Theo đó, một bản đề xuất về các lệnh trừng phạt đã được chuẩn bị và đưa ra bàn thảo tại phiên họp của các ngoại trưởng G7 sắp tới.

Là hai nước thành viên chủ chốt của G7, Anh và Mỹ tin rằng G7 nên đặt ra cho Nga 2 lựa chọn, một là tiếp tục ủng hộ Tổng thống Assad và sẽ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt mới, hai là hợp tác chặt chẽ với phương Tây để đối phó với mối đe dọa từ các nhóm phiến quân Hồi giáo tại Trung Đông và tái thiết Syria. 

Trong khi đó, ngoại trưởng Anh nhận định việc Mỹ sử dụng tên lửa hành trình Tomahawk trong một cuộc tấn công như vậy là điều chưa từng xảy ra trong suốt 5 năm qua và Washington đã góp phần thay đổi “cuộc chơi”, từ đó phát đi thông điệp tới người Nga.

Phản ứng trước những cáo buộc của Anh, Đức, Mỹ về vũ khí hóa học ở Syria, trong 2 ngày qua quân đội Nga tuyên bố tìm ra nơi sản xuất hóa chất để chế tạo chất độc thần kinh của phiến quân tại thành phố Douma. Sputnik dẫn lời ông Alexander Rodionov, chuyên gia thuộc lực lượng phòng hóa quân đội Nga, cho biết hexamine là tiền chất được dùng trong quá trình sản xuất thuốc nổ cũng như chất độc thần kinh như sarin. Một cựu thành viên Ủy ban vũ khí sinh hóa của Liên hiệp quốc cho rằng “nhiều khả năng” trang thiết bị tại đây có nguồn gốc từ Đức hoặc Anh.

Tin cùng chuyên mục