Nỗi buồn nhà bỏ trống

Bốn năm trước, vợ chồng anh chị Naoko và Takayuki Ida được tặng một căn nhà. Đó là ngôi nhà 2 tầng rộng rãi nằm giữa những hàng cây trên con đường đất quanh co ở thị trấn nhỏ Okutama, thuộc tỉnh Tokyo.

 

Trước khi chuyển đến thị trấn này, anh chị cùng 2 con nhỏ sống chung với cha mẹ anh Naoko. Vào tháng 9-2017, vợ chồng sau đó chuyển từ ngôi nhà kiểu Nhật Bản thành quán cà phê. Giờ nơi này là điểm dừng chân yêu thích của người đi xe đạp.

Một ngôi nhà cho không giữa Tokyo với cuộc sống thuộc hàng đắt đỏ nhất thế giới nghe có vẻ giống chuyện đùa. Nhưng đó là sự thật. Nhật Bản đang phải đối mặt với vấn đề bất thường về tài sản: có nhiều nhà hơn so với dân số. CNN dẫn thông tin của Diễn đàn Chính sách Nhật Bản cho biết trong năm 2013, đã có 61 triệu ngôi nhà trong khi chỉ có 52 triệu gia đình. Và tình hình này ngày càng tăng. Theo Viện Dân số và An sinh xã hội quốc gia Nhật Bản, dân số Nhật Bản dự kiến sẽ giảm từ 127 triệu xuống còn khoảng 88 triệu vào năm 2065. Có nghĩa là nhà ở sẽ tiếp tục dư thừa. Khi những người trẻ rời khỏi khu vực nông thôn lên thành phố tìm việc, khu vực nông thôn xuất hiện nhiều nhà hoang, được gọi là “akiya”. Dự báo đến năm 2040, gần 900 thị trấn và làng mạc trên khắp Nhật Bản sẽ không có người ở. Okutama là một trong số đó. Thị trấn này nằm cách trung tâm Tokyo 2 giờ đi tàu. Trong những năm 1960, nơi đây có dân số hơn 13.000 người, tấp nập nghề buôn bán gỗ. Nhưng sau khi tự do hóa nhập khẩu và nhu cầu gỗ giảm trong những năm 1990, hầu hết người trẻ tuổi đã rời đi. Hiện thị trấn này chỉ có 5.200 cư dân.

Cỏ dại mọc tràn lan quanh một ngôi nhà bỏ hoang ở thành phố Yokosuka, tỉnh Kanagawa.  Ảnh: CNN.
Trong năm 2014, Okutama là nơi đầu tiên thành lập “ngân hàng akiya” (ngân hàng quản lý nhà bỏ hoang) để tìm người mua tiềm năng. Giờ đây, ngân hàng akiya phổ biến khắp Nhật Bản, mỗi thị trấn đặt ra các điều kiện riêng của mình. Ví dụ, chính quyền thị trấn Okutama trợ cấp sửa chữa nhà cho người dân mới dọn đến. Mặc dù vậy, khi Okutama có 3.000 ngôi nhà thì vẫn còn khoảng 400 ngôi nhà bỏ trống và chỉ một nửa trong số đó được cho là có thể cứu vãn được. Phần còn lại hoặc quá đổ nát, hoặc được xây dựng ở những khu vực có nguy cơ sạt lở đất. Trong năm 2015, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua đạo luật trừng phạt những người bỏ nhà trống, trong một nỗ lực để khuyến khích họ hoặc phá hủy hoặc tân trang nhà của mình. Tuy nhiên, vấn đề là nếu để đất trống, các chủ sở hữu akiya bị đánh thuế cao hơn là có nhà bỏ trống. Tại Okutama, chính sách lấp nhà bỏ trống áp dụng cho cả công dân nước ngoài. Nhiều người Trung Quốc và Philippines bắt đầu tìm tới. Tuy nhiên, theo các nhà kinh tế, các khu vực có nhà bỏ hoang như Okutama cũng cần một kế hoạch phát triển kinh tế bền vững và các hoạt động kết nối cộng đồng giữa người dân địa phương và người mới đến. Theo ông Jeffrey Hou, giáo sư kiến trúc tại Đại học Washington, nếu mọi người có thể tìm cách tham gia vào các hoạt động kinh tế hiệu quả và hỗ trợ nhau, sẽ có nhiều người đến sống ở nông thôn.

Tin cùng chuyên mục