Những chứng tích oai hùng trên Đồi Quế

Sáng sớm 17-2-1979, quân Trung Quốc đã mở cuộc tấn công ồ ạt trên toàn tuyến biên giới phía Bắc từ Lai Châu đến Quảng Ninh. Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Trung Quốc đã dùng nhiều loại vũ khí hạng nặng bắn dữ dội vào nhiều vị trí của ta, trong đó có Đồn biên phòng 209 (Đồn biên phòng Pò Hèn, xã Hải Sơn, TP Móng Cái) và các đội công nhân lâm nghiệp Hải Sơn cùng nhiều khu dân cư dọc tuyến biên giới. 

Cuộc chiến bảo vệ đồn Pò Hèn rất ác liệt, cao điểm Đồi Quế cũng đã trở thành chứng tích thiêng liêng, nhiều chiến sĩ đã ngã xuống...

Tháng 2-1979, vẫn biết rằng địch sẽ tấn công nhưng ông Hoàng Như Lý cũng như cán bộ, chiến sĩ của Đồn 209 cũng không thể ngờ, chỉ vài giờ sau, khoảng 5 giờ sáng 17-2-1979, quân Trung Quốc đồng loạt nổ súng xâm lược nước ta trên toàn tuyến biên giới các tỉnh phía Bắc.

Trên tuyến biên giới tỉnh Quảng Ninh từ Hải Hòa, Móng Cái đến Thánh Phún, Pò Hèn, địch dùng pháo hạng nặng và nhiều loại hỏa lực bắn dữ dội vào các đồn biên phòng 209, 210, 211, 212 và các đội công nhân lâm nghiệp, khu dân cư dọc tuyến biên giới.

Sau 30 phút tập kích bất ngờ, địch sử dụng lực lượng gồm 1 trung đoàn và 5 tiểu đoàn, chia làm 3 hướng tấn công sang Pò Hèn. 

Những chứng tích oai hùng trên Đồi Quế ảnh 1 Sau 40 năm nhớ lại cuộc chiến, ông Hoàng Như Lý không quên những tháng năm chiến đấu cùng đồng đội kiên cường
Mặc dù hỏa lực tấn công của địch rất mạnh, quân địch tràn sang rất đông nhưng cán bộ, chiến sĩ Đồn 209 lúc đó không hề nao núng mà vẫn kiên quyết đánh trả để giữ đồn, giữ đất đai biên cương.
Ông Hoàng Như Lý (67 tuổi) - người trinh sát của Đồn Pò Hèn năm xưa không giấu nổi những giọt nước mắt, nghẹn ngào khi nhắc tới trận chiến đấu ác liệt diễn ra vào sáng 17-2-1979 để bảo vệ Đồn 209. Nơi đây, 45 chiến sĩ đã chiến đấu ngoan cường và hy sinh cùng với nhóm công nhân Lâm trường Hải Sơn và nữ nhân viên thương nghiệp Hoàng Thị Hồng Chiêm.

Mảnh đất heo hút nơi biên cương này luôn nhận được tình cảm của các cựu chiến binh, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân khắp nơi trên cả nước tới viếng thăm trong các dịp tri ân các anh hùng, liệt sĩ.

Nói với chúng tôi về sự ác liệt của cuộc chiến năm đó, ông Hoàng Như Lý không khỏi xúc động trong mỗi câu chuyện quá khứ với đồng đội của mình để bảo vệ Đồn 209. Ông Lý vẫn thường xuyên lên thắp hương cho đồng đội mỗi khi trái gió trở trời, khi đau ốm cũng cố sức lên thắp một nén nhang. 

Nhắc lại kỷ niệm chiến đấu với chính trị viên Phạm Xuân Tảo, ông Lý nói rằng, cao điểm Đồi Quế là nơi ta chiến đấu ác liệt nhất để giữ đồn. Chính dưới chân Đồi Quế, nơi chính trị viên Phạm Xuân Tảo đã hy sinh trong trận chiến đấu sáng 17-2-1979.

“Bác Tảo chiến đấu anh dũng, ngoan cường, bị thương, bác cố gắng bò về đồn, nhưng do vết thương quá nặng, bác đã tựa mình vào tảng đá dưới chân Đồi Quế và yên nghỉ mãi mãi ở đó. Tảng đá đó bây giờ tôi có dựng tấm bia để tưởng nhớ bác”, ông Lý tâm sự.

Ông Hoàng Như Lý cho biết, khoảng 6 giờ sáng ngày 17-2, pháo địch tập kích dữ dội, trong đồn nhìn ra tứ phía đều là địch, anh em trong đồn nói với nhau quyết tâm phải giữ bằng được đồn. Trong lúc bom đạn ác liệt nhất, nhận mệnh lệnh của chỉ huy, ông Lý cùng chính trị viên Phạm Xuân Tảo, đồn phó Đỗ Sĩ Họa và anh em chiến sĩ trong đồn chỉ biết đánh để giữ đồn, giữ đất mà không cần suy nghĩ gì tới tính mạng của bản thân.

>> Một số hình ảnh nhân chứng Hoàng Như Lý tới các khu vực lịch sử tại đồn Pò Hèn:

Những chứng tích oai hùng trên Đồi Quế ảnh 2 Ông Hoàng Như Lý cùng cán bộ chiến sĩ đồn Pò Hèn đi vào rừng thăm các địa điểm chiến đấu cách đây 40 năm
Những chứng tích oai hùng trên Đồi Quế ảnh 3 Cao điểm Đồi Quế nhìn từ đồn Pò Hèn, nơi ghi dấu chiến đấu anh dũng của nhiều cán bộ, chiến sĩ đồn Pò Hèn đầu năm 1979
 
Những chứng tích oai hùng trên Đồi Quế ảnh 4 Trong lúc bị thương, thượng úy Phạm Xuân Tảo cố bò tới chân Đồi Quế thì lịm đi vì vết thương quá nặng và đã hy sinh trong lúc tựa mình vào tảng đá này
 
Những chứng tích oai hùng trên Đồi Quế ảnh 5
 
Những chứng tích oai hùng trên Đồi Quế ảnh 6 Năm nào ông Hoàng Như Lý cũng tới đài tưởng niệm Pò Hèn  thắp hương cho các đồng đội 
 
Những chứng tích oai hùng trên Đồi Quế ảnh 7 
Những chứng tích oai hùng trên Đồi Quế ảnh 8 Địa điểm trên đỉnh Đồi Quế, nơi ông Lý tìm thấy hài cốt của một số đồng đội ông đã hy sinh tại đây
 
Những chứng tích oai hùng trên Đồi Quế ảnh 9 Chốt kiểm soát cửa khẩu Pò Hèn cũng là nơi chiến đấu ác liệt
 
Những chứng tích oai hùng trên Đồi Quế ảnh 10 Hiện tại, nhà tưởng niệm các liệt sĩ đã hoàn thành nằm cạnh đài tưởng niệm Pò Hèn
 
Những chứng tích oai hùng trên Đồi Quế ảnh 11 Trong cuộc chiến đấu  giữ đồn năm ấy, chiến sĩ Đỗ Sĩ Họa cùng anh em trên đồn kiên quyết chống lại quân xâm lược
 
Những chứng tích oai hùng trên Đồi Quế ảnh 12
 
Những chứng tích oai hùng trên Đồi Quế ảnh 13 Ông Hoàng Như Lý thắp hương trong nhà tưởng niệm các liệt sĩ
 
Những chứng tích oai hùng trên Đồi Quế ảnh 14 Nữ nhân viên thương nghiệp Hoàng Thị Hồng Chiêm cùng các liệt sĩ hy sinh trong lúc tuổi đời còn trẻ

Tin cùng chuyên mục