Nhiều doanh nghiệp Việt gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu

Thông tin từ Trung tâm Phát triển Công nghiệp hỗ trợ TPHCM cho biết, nhiều doanh nghiệp Việt hiện đã cải thiện hiệu quả năng suất sản xuất, đáp ứng tiêu chuẩn tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nhiều doanh nghiệp Việt hiện đã cải thiện hiệu quả năng suất sản xuất
Nhiều doanh nghiệp Việt hiện đã cải thiện hiệu quả năng suất sản xuất

Tính đến nay, đã có 29 doanh nghiệp Việt Nam đạt được nhiều thành tích tốt trong quá trình cải tổ doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia được vào chuỗi cung ứng toàn cầu. 

Đại diện Công ty cổ phần Công nghệ Bắc Việt cho biết, hiện công ty đã trở thành nhà cung ứng cấp 2 của Samsung Electronics Việt Nam (SEV) và Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT) trong lĩnh vực sản xuất khuôn mẫu chính xác và linh kiện nhựa điện tử. Để đạt được kết quả này, công ty đã tham gia quá trình cải tiến hiệu suất năng lực sản xuất do Bộ Công thương phối hợp với Tập đoàn Samsung thực hiện. 

Theo đó, công ty đã giảm tỷ lệ tồn kho ở mức 37% xuống còn 24%, xây dựng thành công hệ thống cải tiến lỗi mãn tính, giúp đo lường và phân tích lỗi để kịp thời lập phương án cải tiến và đối sách phòng ngừa. Tỷ lệ lỗi chất lượng hàng hóa theo đó giảm tới 63% sau quá trình cải tiến.

Theo ông Shim Won Hwan, Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Điện tử Việt Nam, Samsung đang đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ có 50 nhà cung ứng cấp 1 của Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của Samsung. Hiện Samsung đã hợp tác với Bộ Công thương nhân rộng chương trình tư vấn cải tiến doanh nghiệp với sáng kiến thành lập ban cố vấn xây dựng và triển khai chương trình trên diện rộng. Ban cố vấn của chương trình sẽ gồm các thành viên đến từ Bộ Công thương; các sở công thương Bắc Ninh, Hà Nội, TPHCM; Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, Hiệp hội Điện tử Việt Nam và các giáo sư đến từ các trường đại học. Theo kế hoạch, chương trình này sẽ đi vào triển khai với mục tiêu đào tạo ra đội ngũ chuyên gia cốt cán người Việt Nam, đóng vai trò hạt nhân để đào tạo nhân rộng cho các doanh nghiệp trong nước. Do vậy, tiềm năng tham gia thị trường công nghiệp hỗ trợ của doanh nghiệp Việt Nam rất lớn.

Riêng tại TPHCM, nhiều doanh nghiệp cũng đã được Sở Công thương TP lựa chọn và đưa vào chương trình. Cụ thể như Công ty TNHH Sản xuất thương mại In Minh Mẫn, Công ty Nhật Minh, Công ty Vinavit, Công ty TNHH Cơ khí Duy Khanh… Đây là những doanh nghiệp cóm nhiều tiềm năng, đang trong quá trình xem xét để ký hợp đồng cung ứng lĩnh vực khuôn mẫu chính xác và chi tiết nhựa cho ngành công nghiệp điện, điện tử và ô tô, in ấn…

Tin cùng chuyên mục