M&A tập trung vào sản xuất hàng tiêu dùng và bất động sản

Theo số liệu từ ban tổ chức Diễn đàn M&A (dự kiến diễn ra ngày 6-8), 6 tháng đầu năm 2019, tổng giá trị các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) đạt 1,9 tỷ USD, bằng 53% so với cùng kỳ năm 2018.
Toàn cảnh Diễn đàn M&A Việt Nam 2018
Toàn cảnh Diễn đàn M&A Việt Nam 2018

Các thương vụ sôi động nhất giai đoạn 2018 - 2019 tập trung vào sản xuất hàng tiêu dùng và bất động sản. Ngoài ra, các thương vụ đáng chú ý cũng tập trung trong ngành tài chính, tiêu dùng, bán lẻ, thủy sản, logicstics, giáo dục...

Trong năm 2018, tổng giá trị M&A tại Việt Nam đạt 7,6 tỷ USD, chỉ bằng 74,9% so với năm 2017. Nhưng nếu loại trừ đóng góp của thương vụ M&A Sabeco năm 2017, thì giá trị M&A năm 2018 tại Việt Nam tăng tới 41,4%.

Cũng theo ban tổ chức, nếu năm 2017 được xem là năm của Thái Lan thực hiện rất nhiều thương vụ có giá trị lớn tại Việt Nam, thì năm 2018 đánh dấu sự khởi sắc của dòng vốn từ Hàn Quốc với những thương vụ đầu tư lớn. Khối ngoại, trong đó có các nhà đầu tư đến từ Singapore, Hồng Công, Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động M&A của Việt Nam.

Tham gia vào các thương vụ nổi bật là các nhà đầu tư Hàn Quốc (SK Group, Hanwha), Vingroup (tổng giá trị thương vụ liên quan đến Vingroup, cả vai trò bên mua và bên bán lên đến 2,41 tỷ USD, chiếm 25,64% tổng giá trị M&A giai đoạn từ tháng 7-2018 đến 7-2019).

Theo tính toán, sau một thập niên tăng trưởng mạnh mẽ với hàng ngàn giao dịch và tổng giá trị giao dịch đạt gần 50 tỷ USD, thị trường M&A Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới với nhiều cơ hội mới.

Tin cùng chuyên mục