Lịch sử phát triển và đổi mới mía đường Việt Nam

Lịch sử phát triển và đổi mới mía đường Việt Nam là tập sách được kỹ sư Lê Văn Dĩnh (người có thâm niên 60 năm trong ngành mía đường) và nhà báo Hưng Văn biên soạn, xuất bản trong bối cảnh Hiệp định Thương mại ATIGA của 10 nước ASEAN có hiệu lực (năm 2018-2019).
Lịch sử phát triển và đổi mới mía đường Việt Nam

Nội dung sách nêu vấn đề về bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu (NK) đường thực phẩm, thuế suất thuế NK còn 5% và tiến đến mức 0% trong thời gian tới. Tuy ngành mía đường nước ta đứng trước cuộc canh tranh khốc liệt, một số nhà máy phải ngừng hoạt động do thiếu nguyên liệu; dù vậy, tiềm năng mía đường Việt Nam là có thật. Những nhà máy đường đầu tiên do người Pháp đầu tư (từ năm 1870) đều sử dụng giống mía tại chỗ. Viện Mía đường và Trung tâm Mía đường của các công ty lớn như TTCS, Quảng Ngãi, Lam Sơn không ngừng cải tiến bộ giống, cách trồng. Năng lực chế biến và nỗ lực của các nhà máy đều đáng ghi nhận (trang 74-77). Một số tổ hợp nông công nghiệp với chuỗi sản xuất mía - đường - điện phát huy hiệu quả.

Để bảo đảm thu nhập cho nông dân, nhà máy đường nên bảo hiểm giá mía; nông dân mua cổ phần nhà máy bằng giá trị đất như các nhà máy đường Lam Sơn, Quảng Ngãi đang làm. Các công ty đường liên kết để đa dạng hoá sản phẩm như đường tinh luyện RE, RS (chế biến thực phẩm), đường phèn, đường thẻ, đường vàng, đường thô, mật rỉ.

Đường thực phẩm là nhu cầu thiết yếu, là nguyên liệu phục vụ chế biến công nghiệp và nhiều ngành; sản xuất mía đường là dây chuyền gắn liền giữa nhà máy, người có đất và nông dân, nhà phân phối sỉ lẻ, xây dựng nông thôn mới hiệu quả… do vậy, theo tác giả, cần có bộ luật về sản xuất và tiêu thụ mía đường, cách mà nhiều nước chế biến đường lớn đang làm như Thái Lan.

Tin cùng chuyên mục