Đóng góp ý tưởng điều chỉnh quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045

Sáng 23-8, UBND TP Đà Nẵng tổ chức Hội thảo Đóng góp ý tưởng “Điều chỉnh Quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045”.
Quang cảnh hội thảo
Quang cảnh hội thảo

Tham dự hội thảo có ông Đặng Việt Dũng, Phó chủ tịch UBND thường trực UBND TP Đà Nẵng cùng 100 đại biểu kiến trúc sư trong và ngoài nước.

Hội thảo tập trung các nội dung: bối cảnh khu vực và định vị kinh tế; đánh giá về quy hoạch được duyệt 2030; phân tích hiện trạng, vị trí khu vực tầm nhìn mục tiêu và các chiến lược; dự thảo chiến lược ý tưởng về phát triển cơ sở hiện trạng; sơ bộ ý tưởng quy hoạch không gian đô thị và đánh giá môi trường. 

TSKH.KTS Ngô Viết Nam Sơn trình bày Quy hoạch phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng được định vị trở thành Trung tâm có phong cách sống đặc trưng và là cửa ngõ quốc tế, trung tâm dịch vụ cho miền Trung Việt Nam và Hành lang kinh tế Đông Tây qua Myanmar, Thái Lan và Lào. Đây là một nút quan trọng trong mạng lưới sản xuất và logistics toàn cầu. 

Theo báo cáo về đánh giá quy hoạch được duyệt 2030, việc quy hoạch sử dụng đất đưa ra nhiều ưu điểm: xác định rõ nút công nghiệp để phát triển trong tương lai và tích hợp với cảng biển mới, cung cấp các nút du lịch mới để tận dụng các thế mạnh thiên nhiên vốn có và đạt được tiềm năng du lịch, hướng phát triển rõ ràng và trong các khu vực có khả năng phát triển, sự hiện diện của các hồ chứa lớn và hồ nước ở phía Tây như một chiến lược chống lũ lụt, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như một nền tảng cho sự phát triển sinh thái bền vững.

Tuy nhiên, việc quy hoạch có những nhược điểm như thiếu chiến lược rõ ràng cho các cơ sở hạ tầng quan trọng, để quản lý cơ sở hạ tầng; không thể hiện các ký tự hoặc vùng riêng biệt trong thành phố, thiếu cấu trúc rõ ràng của cây xanh và nước; phát triển công nghiệp tập trung ở phía Đông Bắc cách xa cư dân ở phía Nam và thiếu hội nhập với các nghành công nghiệp khác; phát triển không đồng đều do mô hình phát triển tuyến tính; thiếu sự phát triển ở vùng nông thôn phía Nam, thiếu sự kiểm soát phát triển; thiếu môi quan hệ rõ ràng giữa cung cấp sử dụng đất cho dân dụng hay việc làm. 

Về quy hoạch giao thông, Đà Nẵng thiếu phân cấp đường rõ ràng, đường có thể quá hẹp để đáp ứng nhu cầu giao thông. Về quy hoạch cây xanh và nước, thành phố đánh giá thiếu mạng lưới cây xanh và nước, không có kết nối rõ ràng giữa ngọn đồi phía Tây và bờ biển phía Đông, thiếu phân cấp không gian xanh, thiếu tích hợp không gian cây xanh và nước.

Theo nghị quyết 43 và 147, về tầm nhìn 2045, Đà Nẵng xác định là một đô thị lớn sinh thái thông minh. Đà Nẵng phấn đấu trở thành thành phố toàn cầu và có bản sắc với các đặc trưng: thành phố xanh, thành phố hiện đại - thông minh trên nền tảng công nghiệp 4.0, thành phố toàn cầu có khả năng và sức hút kết nối quốc tế, thành phố bản sắc riêng “đáng sống - đáng nhớ”. 

Hội thảo đưa ra các ý tưởng về phát triển cơ sở hạng tầng như xem xét sân bay và hàng không, cảng biển (cảng Liên Chiểu, cảng Tiên Sa), đường sắt, quản lý nước, cấp điện, quản lý rác thải,...

Tin cùng chuyên mục