Đòn bẩy thúc đẩy kinh tế

Trong dài hạn, TPHCM xác định phát triển kinh tế chủ yếu dựa trên dịch vụ và đổi mới sáng tạo, trong đó thành phố đặt mục tiêu nằm trong nhóm 10 thành phố toàn cầu. Để thực hiện điều này, trước mắt, TPHCM phải trở thành đô thị thông minh.
 Một góc TPHCM nhìn từ trên cao
Một góc TPHCM nhìn từ trên cao
Chúng tôi kỳ vọng đây là làn gió mới thu hút đầu tư, tạo ra những giá trị gia tăng cho nền kinh tế, ngoài những tiện ích do đô thị thông minh mang lại, có một ưu điểm lớn của đô thị thông minh là thúc đẩy kinh tế phát triển toàn diện, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong, Trưởng ban thực hiện đề án “Xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến 2025” cho biết như vậy. 
Trong dài hạn, TPHCM xác định phát triển kinh tế chủ yếu dựa trên dịch vụ và đổi mới sáng tạo, trong đó thành phố đặt mục tiêu nằm trong nhóm 10 thành phố toàn cầu. Để thực hiện điều này, trước mắt, TPHCM phải trở thành đô thị thông minh.
“Nhìn lại quá trình phát triển của TPHCM qua 42 năm, chúng ta có thể thấy, kinh tế thành phố tăng trưởng khá nhanh nhưng chưa ổn định, thậm chí có lúc còn chậm lại. Trong khi đó, nếu như nghị quyết về cơ chế chính sách thí điểm phát triển TPHCM được xem như động lực trực tiếp, thì việc xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh được xem như đòn bẩy để thành phố tăng trưởng vượt bậc so với phương pháp tăng trưởng truyền thống - chủ yếu dựa vào vốn và lao động. Đây còn được kỳ vọng như làn gió mới để thu hút đầu tư, tạo ra những giá trị gia tăng cho nền kinh tế”, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong khẳng định.  
Ngay sau hội nghị, Ban điều hành đề án sẽ cụ thể hóa kế hoạch từng năm để tổ chức thực hiện; tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông để người dân, xã hội nắm rõ mục đích, ý nghĩa của đề án. Đẩy mạnh huy động các nguồn lực ngoài ngân sách, khuyến khích doanh nghiệp phát triển công nghiệp vi mạch. Tăng cường đầu tư và phát triển thị trường cho thuê các dịch vụ công nghệ thông tin. Từng cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực, địa bàn phụ trách…
“TPHCM đang và sẽ nỗ lực hết mình vì một môi trường đầu tư năng động theo tinh thần Chính phủ kiến tạo, liêm chính và hành động; chúng tôi luôn đồng hành, cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với các nhà đầu tư để xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh”, đồng chí Nguyễn Thành Phong khẳng định.
Theo dự kiến, bắt đầu từ năm 2018, mô hình đô thị thông minh sẽ được thí điểm thực hiện tại quận 1, quận 12 và Khu vực đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) - những địa phương đã có sẵn dữ liệu quản lý hành chính được số hóa.

Tin cùng chuyên mục