ĐBSCL

ĐBSCL mong được hỗ trợ mô hình sinh kế bền vững trong mùa lũ

Các mô hình sinh kế trong mùa lũ ở ĐBSCL chưa phát huy được quy mô, hạn chế về số lượng. Chủ yếu là hoạt động đánh bắt nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên mùa lũ là chính. 

“Hơn 3.100 ha lúa bị mất trắng trong mùa lũ năm 2018” – đây là số liệu tổng hợp từ 4 tỉnh An Giang, Long An, Đồng Tháp và Kiên Giang. Trong đó, tỉnh An Giang có gần 1.300 ha lúa bị mất trắng, chiếm trên 40% diện tích lúa bị thiệt hại.

ĐBSCL mong được hỗ trợ mô hình sinh kế bền vững trong mùa lũ ảnh 1 Năm 2018 có lũ lớn, An Giang phải xả đập Tha La và Trà Sư

Trong khi đó, các mô hình sinh kế trong mùa lũ ở ĐBSCL chưa phát huy được quy mô, hạn chế về số lượng. Chủ yếu là hoạt động đánh bắt nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên mùa lũ là chính.

Nông dân vùng đầu nguồn chủ yếu khai thác đánh bắt thủy sản

Để chủ động ứng phó trong thời gian tới, Ban chi huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh An Giang kiến nghị: Các viện trường, các bộ ngành và các tổ chức hỗ trợ các tỉnh ĐBSCL thêm các mô hình sinh kế bền vững trong mùa lũ. Đồng thời, hỗ trợ các hồ trữ nước lũ phục vụ sản xuất và dân sinh thích ứng với biến đổi khí hậu. Riêng An Giang, rất mong được tiếp tục hỗ trợ thực hiện dự án bố trí di dời ổn định dân cư vùng thiên tai (sạt lở, ngập lũ) với tổng kinh phí khoảng 500 tỷ đồng cho giai đoạn 2019-2020.

ĐBSCL mong được hỗ trợ mô hình sinh kế bền vững trong mùa lũ ảnh 3 Nhiều ngôi nhà ở vùng lũ đầu nguồn bị cô lập cần di dời

Được biết, đến nay tỉnh An Giang còn 1.950 căn nhà sống trong vùng lũ chưa có điều kiện di dời vào cụm, tuyến dân cư, chủ yếu ở các huyện đầu nguồn.

Tin cùng chuyên mục