ĐBQH Trương Trọng Nghĩa: Hạn chế báo chí là bước lùi trong phòng chống tham nhũng

Ngày mai 26-10, dự án Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) sẽ được trình bày trước QH. Bên lề kỳ họp, ông Trương Trọng Nghĩa, ĐBQH TPHCM, cho rằng Nghị quyết của Trung ương Đảng và báo cáo của Chính phủ xác định, công tác phòng chống tham nhũng (PCTN) chưa đạt yêu cầu. Việc công khai hóa hơn nữa hoạt động PCTN của Chính phủ là một việc làm đúng đắn, đi theo xu hướng dựa nhiều hơn vào QH, vào các cơ quan dân cử, nhân dân và báo chí nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này.

Ngày mai 26-10, dự án Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) sẽ được trình bày trước QH. Bên lề kỳ họp, ông Trương Trọng Nghĩa, ĐBQH TPHCM, cho rằng Nghị quyết của Trung ương Đảng và báo cáo của Chính phủ xác định, công tác phòng chống tham nhũng (PCTN) chưa đạt yêu cầu. Việc công khai hóa hơn nữa hoạt động PCTN của Chính phủ là một việc làm đúng đắn, đi theo xu hướng dựa nhiều hơn vào QH, vào các cơ quan dân cử, nhân dân và báo chí nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này.

Về dự án Luật PCTN, ông Trương Trọng Nghĩa đánh giá, ngoại trừ một thay đổi lớn nhằm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 là việc chuyển Ban chỉ đạo PCTN Trung ương sang trực thuộc Bộ Chính trị và do Tổng Bí thư đứng đầu, những quy định còn lại trong dự luật không có gì đổi mới.

“Trái lại, còn một số điểm tôi thấy chưa thật hài lòng, trong đó có quy định về vai trò của báo chí. Trong điều kiện Đảng, Nhà nước và QH đã đánh giá công cuộc PCTN vừa rồi chưa đạt yêu cầu thì chúng ta phải dựa nhiều hơn vào nhân dân và báo chí. Do đó phải tạo điều kiện hơn nữa cho báo chí tham gia vào PCTN mới đúng. Dự luật quy định báo chí phải cung cấp nguồn tin của họ về tham nhũng cho cơ quan có thẩm quyền, nhưng khái niệm cơ quan có thẩm quyền là rất mơ hồ. Quy định như thế là một bước lùi, vì nó cản trở báo chí tham gia vào cuộc đấu tranh PCTN” - ĐB Trương Trọng Nghĩa đánh giá.

A.Thư

Tin cùng chuyên mục