Hội thi Nhà Nông đua tài toàn quốc lần thứ IV, khu vực 4

Đậm đà bản sắc phương Nam

Hội thi Nhà  nông đua tài toàn quốc lần thứ VI khu vực 4 vừa diễn ra tại thành phố Cần Thơ. 16 đội tuyển nông dân các tỉnh Nam bộ sôi nổi tranh tài.
Trao giải tại Khu vực 4
Trao giải tại Khu vực 4
Hội thi do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp cùng UBND tỉnh Cần Thơ tổ chức. Công ty CP Phân bón Bình Điền là Nhà tài trợ kim cương của Hội thi. 

2 đội Tiền Giang và Cần Thơ dẫn đầu 2 bảng thi đã nắm tay nhau chuẩn bị bước vào vòng thi bán kết và chung kết tại Thủ đô Hà Nội vào đầu tháng 10 tới.

Cần Thơ là nơi xuất phát của hội thi nhà nông đua tài 20 năm trước, bà Nguyễn Hồng Lý, Trưởng Ban tổ chức hội thi, đánh giá: “Các đội tuyển khu vực Nam bộ có sự tiến bộ vượt bậc. Công tác đầu tư chuẩn bị chu đáo, tập luyện công phu, bài bản, nhiều đội thể hiện phần thi một cách xuất sắc. Các thí sinh nắm chắc kiến thức chung cũng như trên từng lĩnh vực; trả lời lưu loát, mạch lạc; sáng tạo trong liên hệ thực tiễn; biết gắn kết sinh động nội dung câu hỏi vào hoạt động sản xuất, công tác và đời sống sinh hoạt hằng ngày; vận dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt các phương pháp: thuyết trình, biểu diễn nghệ thuật và tận dụng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong các phần thi, tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn người xem”.

Ngay ngày mở màn hội thi, sân của Trường Đại học Cần Thơ đã vang dậy tiếng cười nói, hò reo cổ vũ các đội trong phần thi “So tài nhà nông”. Đây là phần thi vận động ngoài trời, đòi hỏi sự nhanh nhẹn, khéo léo, hỗ trợ lẫn nhau giữa các cặp thi để vượt qua đoạn “cầu khỉ lắc lẻo”, tới nơi hái trái cây. 
Đậm đà bản sắc phương Nam ảnh 1 Các thí sinh tranh tài tại Khu vực 4 Cần Thơ
Các phần thi như “Lời chào nông dân”, “Ý tưởng nhà nông”…cũng đều rất đặc trưng Nam bộ. Việc thể hiện tình yêu quê hương, hiểu biết về phong trào nông dân và tổ chức hội cũng như những kiến thức về khoa học - KT nông nghiệp, những bức xúc về tình trạng ô nhiễm môi trường, về an toàn vệ sinh thực phẩm; sự xuống cấp của đạo đức xã hội; những trăn trở để thoát ra, vươn lên làm giàu chính đáng của người nông dân… được thể hiện với nhiều hình thức phong phú, đa dạng bằng những làn điệu dân ca, những điệu hò, điệu lý ngân vang trên mênh mang sông nước đất phương Nam, rất hấp dẫn, lôi cuốn người người xem. Nhiều đội thể hiện khá chuyên nghiệp, dù chỉ trong vài phút mà toát lên được hình ảnh quê hương thân thương của mình, như Cần Thơ, Đồng Tháp, Bình Dương, TPHCM… Ở hai phần thi “Cùng nhau giải đáp” và “Ai giỏi hơn ai” với nhiều câu hỏi khó, lắt léo về phong trào nông dân và tổ chức hội; về nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao và hợp tác xã kiểu mới; về kỹ thuật chọn, bón phân đúng và những biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng; về biện pháp quản lý rác thải rắn và bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới… đều được các thí sinh trả lời lưu loát, mạch lạc, có liên hệ thực tiễn sinh động ngay tại nơi sinh sống của mình. Ông Trần Trọng Đức, ở xã Bình An, huyện Thủ Thừa, Long An, một trong những thí sinh cao tuổi nhất hội thi (thành viên cả đội tuyển nông dân tỉnh Long An của ông đều trên 55 tuổi), có sáng chế ra chiếc máy phun vôi bột, giúp nông dân vừa giảm được công, lại đỡ hại sức khỏe so với dùng tay vãi vôi trực tiếp. Ông còn đưa ra cả một quy trình phun vôi diệt sâu hại trên cây trồng với chi phí chỉ bằng 1/3 so với xử dụng thuốc bảo vệ thực vật.  Ông Trần Trọng Đức cho biết, đây là dịp tốt để giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nhằm giúp cho việc sản xuất có hiệu quả hơn. Qua hội thi ông thấy mình nắm thêm được nhiều điều, về luật pháp, về công tác xây dựng hội...
Nhân dịp này, Công ty CP phân bón Bình Điền đã quyết định trao 20 suất học bổng, mỗi suất trị giá 2 triệu đồng cho 20 học sinh nghèo hiếu học của thành phố Cần Thơ. 

Ông Ngô Văn Đông, Phó TGĐ Công ty Bình Điền đã trực tiếp trao tặng nhân dịp diễn ra Hội thi Nhà nông đua tài khu vực 4.
Đậm đà bản sắc phương Nam ảnh 2 Ông Ngô Văn Đông, Phó TGĐ Công ty Bình Điền tặng học bổng cho học sinh Cần Thơ

Tin cùng chuyên mục