Các vụ kiện liên quan tới quốc gia

Các tranh chấp quốc gia thuộc về lĩnh vực công pháp quốc tế. Tuy nhiên, khi quốc gia tham gia hợp đồng thương mại với một chủ thể tư, dù với tư cách của chính mình hay thông qua một cơ quan nhà nước, thì bất kỳ tranh chấp nào cũng có thể đưa tới tòa án quốc gia hoặc trọng tài quốc tế.

Bên chủ thể tư trong hợp đồng sẽ gần như chắc chắn lựa chọn việc đưa tranh chấp đến trọng tài quốc tế, như một cơ chế trung lập, hơn là tòa án quốc gia. 

Có nhiều yếu tố cần phải được xem xét cân bằng khi một quốc gia hoặc cơ quan nhà nước quyết định, có nên đưa tranh chấp tới trọng tài hay không. Có những lý do chính trị, như sự ảnh hưởng trong quan hệ với quốc gia của bên nguyên đơn khi từ chối đưa giải quyết tranh chấp ra trọng tài. Cũng có những lý do khác liên quan đến kinh tế. Ví dụ, việc từ chối sử dụng trọng tài có thể đánh mất nguồn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó cũng có những cân nhắc về hiệu lực của phán quyết trọng tài được tuyên “vắng mặt” (in absentia), như trường hợp vụ kiện trọng tài về quốc hữu hóa dầu của Libya. Đôi khi quyền miễn trừ tư pháp của một quốc gia được coi là tạo nên một phần địa vị tối cao của họ. Nhưng theo một thẩm phán nổi tiếng người Anh, việc người đứng đầu một quốc gia nước ngoài vì giữ địa vị của mình mà chấp nhận tuân thủ pháp luật vẫn tốt hơn việc cho rằng mình không phải tuân thủ pháp luật. 

Vụ kiện trọng tài có liên quan tới một bên là quốc gia hoặc cơ quan nhà nước thường diễn ra theo quy tắc của các trung tâm trọng tài. Tuy vậy, có 2 trung tâm trọng tài thường chỉ giải quyết các tranh chấp mà một trong các bên là quốc gia hoặc cơ quan nhà nước. Đó chính là ICSID ở Washington DC và Tòa Trọng tài thường trực (PCA) ở La Haye (Hà Lan). Trọng tài ICSID loại bỏ các yếu tố địa phương hay quốc gia vì đã được điều chỉnh bởi công ước quốc tế (Công ước ICSID) chứ không phải pháp luật quốc gia. Công ước ICSID thiết lập một cơ chế cho phép các cá nhân và doanh nghiệp có thể trực tiếp yêu cầu bồi thường từ một quốc gia khác thông qua hòa giải hoặc trọng tài. Đối với PCA ở La Haye, được thành lập theo Công ước về giải quyết tranh chấp quốc tế Thái Bình Dương, ký kết tại La Haye. PCA không phải là tòa án mà là một cơ quan hành chính với danh sách những trọng tài viên đầy tiềm năng. Những năm gần đây, Ban thư ký PCA đã mở rộng vai trò không chỉ quyết định chỉ định trọng tài viên theo Quy tắc UNCITRAL mà còn phụ trách những vụ kiện trọng tài liên quan tới các chủ thể tư cũng như các quốc gia. Trọng tài vụ việc và các hình thức trọng tài khác cũng có thể tận dụng lợi thế của các cơ sở vật chất sẵn có tại Cung điện Hòa Bình ở La Haye. 

Tin cùng chuyên mục